Home / Tin tức / BÙI HUY ĐÁP – NHÀ NÔNG HỌC CỦA KHU VỰC NHIỆT ĐỚI ẨM, NGƯỜI THẦY CỦA NGHỀ TRỒNG LÚA NƯỚC

BÙI HUY ĐÁP – NHÀ NÔNG HỌC CỦA KHU VỰC NHIỆT ĐỚI ẨM, NGƯỜI THẦY CỦA NGHỀ TRỒNG LÚA NƯỚC

Trong năm 2015, đã có 3 sự kiện tôn vinh GS Bùi Huy Đáp: Hội thảo “GS Bùi huy Đáp – Cuộc đời và Sự nghiệp”, hoàn thành cuốn phim tài liệu khoa học về GS Bùi Huy Đáp và xuất bản cuốn sách “Bùi Huy Đáp – Cây đại thụ của nền Nông nghiệp Việt Nam”. Tên ông rất xứng đáng đặt cho một con đường mà chưa có.
Riêng tôi, vẫn băn khoăn ông không những là cây đại thụ của Nông nghiệp Việt Nam, mà còn là nhà khoa học hàng đầu trong Nông học nhiệt đới ẩm, đặc biệt là nghề trồng lúa nước. Suy nghĩ đó thôi thúc tôi viết bài này. Đánh giá đó dựa trên những căn cứ sau:
1. Bối cảnh:
(i) Trong giai đoạn 1940s – 1980s: Thế giới chưa có an ninh lương thực, các nước đang phát triển bị khủng hoảng lương thực trầm trọng. Tất cả phải lo đương đầu với nạn đói. Các nước đông dân nhất (TQ, Ấn Độ) và vùng ĐNÁ, Mỹ La Tinh đều chưa tự túc được lương thực, nhiều nước dựa vào gạo là nguồn chính;
(ii) Khoa học về lúa nước còn kém phát triển, Kinh nghiệm các nước phát triển (chủ yếu cây trồng cạn, khoai tây, lúa mỳ) không giúp được giải quyết vấn đề. Ở châu Á, cách mạng Xanh mới bắt đầu.
(iii) Thế giới vừa ra khỏi chiến tranh, giao lưu & hỗ trợ quốc tế gần như bằng không. Việt Nam đang chiến tranh, bị biệt lập, thiếu thông tin phải tự nghiên cứu giải quyết lấy vấn đề của mình.
(iv) Là sinh viên xuất sắc của trường ĐH Nông lâm Đông Dương, đồng thời tham gia nghiên cứu ở Viện Khảo cứu Nông lâm Đông Dương. Ông được thụ giáo các thầy nổi tiếng (P. Gourou, J. Fromaget, Y. Henry, R. Dumont, E.M. Castagnol,…) thuộc trường phái Nông học nhiệt đới ẩm của Pháp tiên tiến bậc nhất thời đó.
(v) Ông cũng học được kinh nghiệm của của nông dân Bắc Kỳ, những bậc thầy về trồng lúa và đúc kết hệ thống nông nghiệp truyền thống. Ngay khi là kỹ sư công nhật, ông đã có công trình “Nghề trồng cây quả ở Trung Kỳ” do Phủ toàn quyền xuất bản bằng tiếng Pháp. Vì chiến tranh, thầy và bạn ra đi, ông tiếp tục phát triển sự nghiệp nghiên cứu, giảng day và ứng dụng rất thành công.
2. Đóng góp của Bùi Huy Đáp:
(i) Trong bối cảnh đó, Bùi Huy Đáp đi tiên phong và sáng tạo giải quyết các vấn đề của Nông nghiệp nước ta (cũng là chung của nhiều nước đang phát triển), đưa Việt Nam len cường quốc lúa gạo hàng đầu thế giới.
(ii) Tổ chức đào tạo cán bộ, khảo sát, nghiên cứu, áp dụng ngay kết quả chống đói nghèo trong lúc bị chiến tranh và cấm vận.). Về sau hàng loạt học trò của ông lãnh trọng trách PTNN & NT Việt Nam và đi giúp nhiều nước khác. (châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latin).
(iii) Công trình đầu tiên công bố rất sớm trên Công báo tiếng Pháp. Trong hoàn cảnh biệt lập hơn 100 đầu sách, hàng nghìn bài báo, phần lớn bằng tiếng Việt. Tuy nhiên cùng thời ông, những nước khác cũng rất ít công trình của người bản xứ và chưa thấy người nào làm được nhiều như ông.
(iv) Cách tiếp cận khoa học sáng tạo tiên phong: Nhiều phương pháp nghiên cứu, khuyến nông, giải pháp tổng hợp, đào tao cho nông dân,…áp dụng ngay vào thực tiễn. Mãi sau này quốc tế mới công bố (nghiên cứu trên thực địa FFR, bón kết hợp hữu cơ-khoáng; phân xanh; tuần hoàn chất hữu cơ; nông lâm kết hợp, lấy lân thay đam; phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM…). Lưu ý rằng trong thập kỷ 1950-60 Việt Nam chưa có phân hóa học, thuốc trừ sâu.
(v) Quan điểm Nông nghiệp sinh thái là rất tiến bộ: ”Nông học phải theo hướng Tiến hóa (évolution) chứ không phải Cách mạng (révolution)”, ông tiếp thu được tử F.Angels, E. Bacon, H. Poincaré, và cảnh báo: “Đây là những bài học sinh thái vỡ lòng, cần ôn lại một cách nghiêm chỉnh trong tình hình hiện nay”. Nói nôm na là ứng phó, thích ứng với thiên nhiên thì khôn ngoan hơn là chống lại nó bằng các biện pháp thô bạo.
(vi) Nghiên cứu cây lúa nước ông là người tiên phong mà lúa xuân là công trình tiêu biểu (công bố 1964). Ông chủ công trong Cách mạng Xanh ở Việt Nam, góp phần an ninh lương thực nhanh hơn sớm hơn các nước cùng hoàn cảnh, trong đó Việt Nam ở vào tình thế ngặt nghèo nhất.
3. Ảnh hưởng của Bùi Huy Đáp:
(i) Các công trình của ông vừa cơ bản vừa thực tiễn, để lại khá đồ sộ trong thư tịch, đặc biệt về cây lúa. Nếu đất nước ta không ở tình cảnh ngặt nghèo những năm đó, mà ông công bố nhiều hơn bằng các ngoại ngữ thì chắc chắn đã nhận được những tôn vinh lớn hơn.
(ii) Ảnh hưởng khoa học của ông là sâu rộng thể hiện qua các hội thảo (trong nước và quốc tế), các trích dẫn, qua thế hệ học trò do ông trực tiếp hay gián tiếp đào tạo.
(iii) Cá nhân ông được nhiều nhà khoa học quốc tế kính trọng (IRRI, FAO, châu Á, châu Phi,…).
Tóm lại, khi nhìn khái quát hơn, đối chiếu, so sánh rộng ra vùng Nhiệt đới ẩm thì có thể khẳng định GS Bùi Huy Đáp quả là một nhà khoa học tầm cỡ, đóng góp đáng kể cả về lý luận và thực tiễn cho việc phát triển nông học nhiệt đới ẩm của Việt Nam, khu vực và thế giới trong suốt hơn 70 năm qua./.
– Nguyễn Tử Siêm –
024 3821 0374