Home / Tin tức / ẢNH HƯỞNG CỦA THAN SINH HỌC VÀ PHẾ PHỤ PHẨM RƠM RẠ ĐỐI VỚI NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT BẠC MÀU, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG

ẢNH HƯỞNG CỦA THAN SINH HỌC VÀ PHẾ PHỤ PHẨM RƠM RẠ ĐỐI VỚI NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT BẠC MÀU, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG

Nguyễn Duy Phương1, Trần Đức Toàn1
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Email: ndpptn@yahoo.com
TÓM TẮT
Thí nghiệm được triển khai tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang với mục tiêu là so sánh ảnh hưởng của than sinh học (TSH) và phế phụ phẩm rơm rạ (PPNN) đến năng suất cây trồng trên đất xám bạc màu. TSH được tạo ra từ phế phụ phẩm rơm rạ, 1,5 tấn TSH tương đương với 5,0 tấn phế phụ phẩm rơm rạ vì tỷ lệ thu hồi TSH từ rơm ra chỉ đạt 30%. Sáu công thức thí nghiệm đã được triển khai, T1-chay; T2- bón 1,5 tấn TSH; T3-bón 5 tấn PPNN; T4-bón NPK; T5-bón NPK+1,5 tấn TSH; T6-bón NPK+ 5 tấn PPNN. Kết quả thí nghiệm cho thấy bón 1,5 tấn TSH và 5 tấn PPNN đều làm tăng năng suất cây trồng, lúa xuân tăng 17,4% và 24,8%, lúa mùa 22,6% và 15,4% và năng suất ngô tăng 2,5 và 3,0 lần so với công thức không bón phân. Kết hợp TSH và PPNN với phân khoáng đã cho năng suất cây trồng tăng tương ứng: lúa xuân 7,8% và 3,6%; lúa mùa tăng 7,5% và 1,5% và ngô đông tăng 9,3% và 3,6% so với công thức chỉ bón phân hóa học, tuy nhiên, không có sự khác biệt về năng suất cây trồng giữa bón TSH và PPNN ( = 0,05). Kết quả này cho thấy thay vì bón phế phụ phẩm rơm rạ có thể chuyển thành TSH để bón cho cho cây trồng không chỉ làm tăng năng suất mà còn cải thiện độ phì đất, ngoài ra còn giảm được tác động tiêu cực đến môi trường do hiện tượng đốt rơm rạ sau thu hoạch.
Từ khóa: Than sinh học, phế phụ phẩm nông nghiệp, năng suất cây trồng.
Effect of biochar and rice straw application on crop productivity on degraded gray soils in Hiep Hoa district, Bac Giang province
Nguyen Duy Phuong1, Tran Duc Toan1
1National Institute of Soils and Fertilizers
Field trial was conducted in Hiep Hoa district, Bac Giang province with the aim to compare the effects of biochar and rice straw application on crop productivity on gray degraded gray soils. Biochar has created from rice straw, 1.5 tons of biochar equals to 5 tons of rice straw (return rate of biochar from rice straw was 30%). Six treatments have conducted (T1) – No fertilization; (T2) – Biochar (1.5 tons per hectare); (T3) – rice straw (5.0 tons per hectare); (T4) – chemical fertilizer; (T5) – Chemical fertilizer + 1.5 tons of biochar and (T6) – Chemical fertilizer + 5 tons of rice straw. Experiment results indicated that applying biochar and rice straw have improved productivity of crops: spring rice yield increased by 17.4% and 24.8%, summer rice by 22.6% and 15.4% and maize by 2.5 times and 3.0 times respectively in comparison with no fertilizer application (T1). Combination of biochar and rice straw with chemical fertilizer made increasing spring rice by 7.8% and 3.6%, summer rice by 7.5% and 1.5% and maize 9.3% and 6.9% respectively in comparison with single chemical fertilizer. However, there is no significant difference in crop productivity (α = 0.05) between biochar and rice straw application. It means that instead of directly applying rice straw, biochar should be used for crops, it not only improves productivity of crops, but also enhances soil fertility, and can reduce negative impacts on environment due to rice straw burning after harvesting season.
Keywords: Biochar, rice straw, crop productivity.

Người phản biện: PGS.TS. Phạm Quang Hà
Email: dongsongsao8@gmail.com
Ngày nhận bài: 02/10/2017
Ngày thông qua phản biện: 8/11/2017
Ngày duyệt đăng: 02/12/2017

024 3821 0374