Home / Tin tức / ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH CÂY VÀ HÀNG CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA TBR225 TẠI HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC

ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH CÂY VÀ HÀNG CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA TBR225 TẠI HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC

Nguyễn Ích Tân1, Trần Thị Thiêm1, Phan Thị Thu Hiền1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến sinh trưởng và năng suất giống lúa TBR225 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Thí nghiệm được tiến hành ngoài đồng ruộng và bố trí theo kiểu Split-plot với 3 lần nhắc lại. Nhân tố ô chính là khoảng cách cây gồm 3 mức: P1 (10 cm), P2 (13 cm) và P3 (16 cm). Nhân tố ô phụ là khoảng cách hàng cấy (R1: hàng cách hàng đều nhau là 25 cm; R2: hàng rộng – hàng hẹp: 35 cm – 15 cm). Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi tăng khoảng cách cây cách cây đã làm tăng chỉ số diện tích lá và khả năng tích luỹ chất khô dẫn đến năng suất tăng. Ngoài ra, cấy hàng rộng – hàng hẹp cho năng suất cao hơn cấy hàng cách hàng đều. Hơn nữa, sự tương tác giữa khoảng cách cây cách cây và hàng cấy có ảnh hưởng đến năng suất thực thu ở mức có ý nghĩa. Năng suất thực thu cao nhất khi cấy ở khoảng cách cây cách cây 16 cm và hàng rộng – hàng hẹp (35 cm – 15 cm) đạt 80,33 tạ/ha.
Từ khoá: Cây lúa, năng suất, khoảng cách cây, khoảng cách hàng, sinh trưởng.

Effect of plant and row spacing on the growth and yield of rice TBR225 in Vinh Tuong district, Vinh Phuc province
Nguyen Ich Tan1, Tran Thi Thiem1, Phan Thi Thu Hien1
1 Vietnam National University of Agriculture
SUMMARY
The aim of this study was to evaluate the effect of plant and row spacing on the growth and yield of rice TBR225. The field experiment was a split-plot design with three replications. Plant spacing which served as main factor included: P1 (10 cm), P2 (13 cm) and P3 (16 cm); the sub-factor consisted of two row spacings as R1(regularly transplanted row spacing: 25 cm) and R2 (unregularly transplanted row spacing: 35 – 15 cm). The obtained results showed that the increase of plant spacing increased the grain yield due to the increased leaf area index and dry matter production. In addition, the grain yield was significantly higher at unregularly transplanted row spacing than at regularly transplanted row spacing. Futhermore, significant two-way interactions between plant spacing and row spacing were also significantly observed for the grain yield. The grain yield was the highest in treatment with plant spacing as 16 cm and unregularly transplanted row spacing as 35 – 15 cm (P3R2: 80,33 quintal/ha).
Keywords: Rice, yield, plant spacing, row spacing, growth.

Người phản biện: PGS.TS. Lê Thái Bạt
Cơ quan: Hội Khoa học Đất Việt Nam
Email: hoikhoahocdatvn@yahoo.com
Ngày nhận bài: 5/4/2018
Ngày thông qua phản biện: 5/6/2018
Ngày duyệt đăng: 10/7/2018

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẤT CỦA HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM

Tạp chí Khoa học Đất có giấy phép xuất bản số 342/GP-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin Truyền thông, ISSN 2525-2216.
Tên tiếng Anh: VIETNAM SOIL SCIENCE

 

024 3821 0374